Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu. Với phụ nữ mang thai, mắc bệnh sùi mào gà quả là một điều tồi tệ vì nó không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của thai nhi. Vậy, sùi mào gà ở phụ nữ mang thai nhận biết như thế nào? Tác hại của nó ra sao và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả cũng như đảm bảo sức khỏe sinh sản bằng cách phòng tránh thích hợp? Dưới đây là tất cả những thông tin về bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai bạn cần biết.
BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SÙI MÀO GÀ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai cũng do virus HPV gây ra và có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng. Sau thời gian ủ bệnh, sùi mào gà ở phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những biểu hiện lâm sàng đầu tiên mà mẹ bầu hoàn toàn có thể nhận biết được. Cụ thể:
Xuất hiện những nốt mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, môi lớn hoặc mép sau âm hộ. Tuy nhiên, những nốt mụn này hoàn toàn không gây đau đớn hay ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.
Về sau các nốt mụn nhỏ, cứng ban đầu phát triển thành những nốt sùi mềm, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có cuống với đường kính dao động vào khoảng từ 1 đến 2mm.
Những nhú gai sùi mào gà thường có dạng lá, chiều dài lên đến vài cm, liên kết với nhau thành từng mảng rộng với hình dạng như hoa mào gà hoặc súp lơ, màu trắng hồng. Lúc này bề mặt đám sùi mềm, mủn ra, ẩm ướt, sinh mủ và dễ vỡ, dễ chảy máu.
Khi sùi mào gà phát triển thành nốt, tụ lại thành đám thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Hình ảnh thật, cân nhắc khi xem!
Sùi mào gà ở phụ nữ có thai rất nguy hiểm
Vị trí xuất hiện phổ biến nhất của sùi mào gà ở phụ nữ mang thai là âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn.
Nhiều trường hợp thai phụ xuất hiện các nốt mụn sùi ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không nhìn thấy được.
Thai phụ xuất hiện hiện tượng xuất huyết đột ngột hoặc khi tắm rửa cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu.
Phụ nữ mang thai được chứng minh là khả năng miễn dịch bị suy giảm rõ rệt, do đó sùi mào gà phát triển nhanh chóng hơn, chúng mọc thành từng đám lớn, có khi chiếm hết cả diện tích thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều.
Nhiều trường hợp thai phụ không hề hay biết tới sự xuất hiện của sùi mào gà vì khi mang thai cơ thể phụ nữ có sự thay đổi bất thường, nhiều chị em nhầm lẫn triệu chứng sùi mào gà với triệu chứng mang thai lần đầu. Sự nhầm lẫn này rất nguy hiểm và phổ biến, đặc biệt với những bà mẹ sinh con đầu lòng.
NGUY HẠI CỦA SÙI MÀO GÀ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Căn bệnh này nếu không được chữa trị hiệu quả và đúng cách có thể gieo rắc cái chết cho bệnh nhân. Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thì mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên gấp bội vì khi mang thai cơ thể nữ giới bị suy giảm sức đề kháng một cách rõ rệt.
Nguy hại của bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai không chỉ xảy ra với thai phụ mà còn đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của thai nhi. Cụ thể tác hại khôn lường của bệnh lý này như sau:
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai gây hại cho thai phụ
Những tai hoạ nghiêm trọng do bệnh sùi mào gà gây ra trước tiên gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai phụ. Căn bệnh này có thể dẫn tới tình trạng chảy máu khó cầm gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn rất lớn. Những căn bệnh này đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Khi mắc bệnh sùi mào gà, chị em sẽ cảm thấy bộ phận sinh dục của mình bị ẩm ướt, ngứa ngáy, đau rát khó chịu, thậm chí nhiều người còn bị bốc mùi. Tình trạng sùi mào gà ở phụ nữ mang thai còn nghiêm trọng hơn do chị em bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, mất tự tin, ngại giao tiếp….
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai gây hại cho thai phụ
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai phát triển nhanh chóng vì sức đề kháng của thai phụ kém hơn bình thường, vết thương nhanh chóng bị mở rộng và ngày càng phát triển nặng nề hơn. Điều này dễ dẫn tới tình trạng bội nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai trở thành nỗi ám ảnh với chị em vì nhiều người luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, lo lắng trong thai kỳ cộng thêm căn bệnh này nữa tâm lý sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai làm tổn thương lan rộng, phá huỷ mô, tắc đường sinh nở. U nhú do sùi mào gà gây ra có xu hướng phát triển nhanh chóng trong thời kỳ mang thai vì nồng độ hormone progesterone tăng. Nếu chúng xuất hiện ở thành âm đạo sẽ làm giảm độ co giãn của thành âm đạo đồng thời làm bít lỗ âm đạo, thu hẹp diện tích. Điều này gây khó khăn khi sinh nở và gia tăng tỷ lệ lây truyền cho bạn tình.
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai rất dễ dẫn tới chảy máu khó cầm, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai gây hại cho thai nhi
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai nếu không được thăm khám và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới lây nhiễm cho con trong quá trình mang thai và đặc biệt là khi sinh nở.
Khi sinh thường, virus gây bệnh có thể lây trực tiếp từ mẹ sang con qua việc xâm nhập vào mắt, đường hô hấp của trẻ và gây bệnh.
Sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con
Virus gây bệnh cũng có thể tấn công trực tiếp đứa bé trong bụng của bệnh nhân và gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm nhiễm đường hô hấp. Sự tấn công này của virus gây bệnh có thể dẫn đến tử vong ở thai nhi.
Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Tất cả thai phụ mắc bệnh sùi mào gà đều được khuyến cáo là nên điều trị nghiêm túc và sinh mổ để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi. Tuy nhiên, tỷ lệ những đứa trẻ này sinh ra đã bị sùi mào gà cũng khá cao, và những đứa bé bị sùi mào gà bẩm sinh thường dễ bị tử vong hơn những trẻ khác.
CÁCH CHỮA BỆNH SÙI MÀO GÀ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Giải pháp tốt nhất được chuyên gia đưa ra đó chính là không mang thai khi bệnh sùi mào gà chưa được khống chế. Tuy nhiên, có không ít trường hợp chị em mang thai rồi mới mắc bệnh sùi mào gà. Thông thường bệnh sùi mào gà mất thời gian từ 2 tuần đến 9 tháng để ủ bệnh nhưng với thai phụ thì thời gian ủ bệnh bị rút ngắn một cách đáng kể.
Khi không may mắc bệnh sùi mào gà sau khi mang thai thì chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn và điều trị. Bà bầu tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh sùi mào gà vì mắc bệnh trong giai đoạn này bệnh phát triển rất nhanh chóng. Hơn nữa, lúc này an toàn với sức khỏe của bạn không chỉ có ý nghĩa với riêng bạn mà còn rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Hiện nay, điều trị bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thường được tiến hành bằng những phương pháp phổ biến sau:
Đốt nụ sùi bằng laser CO2 hay đốt điện
Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận. Chị em tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai phương pháp được sử dụng phổ biến đầu tiên đó chính là đốt nụ sùi bằng CO2 hoặc đốt điện.
Hình ảnh thật, cân nhắc khi xem!
Đốt sùi mào gà ở phụ nữ mang thai
Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai này chỉ có thể loại bỏ được các nốt sùi chứ không thể tiêu điệt được hoàn toàn virus gây bệnh. Do đó nó có thể phát triển trở lại khi gặp điều kiện thích hợp. Người bệnh cần theo dõi và điều trị kiên trì cho đến khi hết hẳn.
Thời gian ủ bệnh của virus sùi mào gà thường tương đối dài (có thể tới 9 tháng) nên phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho tới hết thời gian ủ bệnh mới có thể xác định bệnh đã khỏi hẳn.
Với những trường hợp xuất hiện số lượng sùi ở âm đạo, cổ tử cung, âm hộ lớn; có hiện tượng chảy máu thì cần khám bác sĩ sĩ để được chỉ định kháng sinh chống bội nhiễm, an toàn cho con. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà nên mổ lấy thai chứ không nên sinh thường.
Phương pháp điều trị này thường được áp dụng cho những nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn.
Tất cả bệnh nhân nữ khi mắc bệnh sùi mào gà đều cần làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Cần sinh thiết chẩn đoán để có hướng can thiệp điều trị ngay vì virus HPV gây bệnh sùi mào gà cũng là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai bằng dung dịch Trichloactic
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai tại âm hộ, âm đạo ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng dung dịch Trichloactic axit. Chị em chấm dung dịch này lên nốt sùi cho đến khi nốt sùi chuyển màu trắng là được. Nên thực hiện với loại axit nồng độ thích hợp với số lần lặp lại vừa phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị sùi mào gà bằng chấm dung dịch Trichloactic
Cách điều trị này không áp dụng cho những nốt sùi trong cổ tử cung hay trong hậu môn vì không thể kiểm soát được mức độ tổn thương, viêm loét niêm mạc do thuốc gây ra.
Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai bằng thuốc bôi
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai cũng có thể điều trị bằng dung dịch Podophyllotoxin 20 – 25% bằng cách bôi trực tiếp lên những nốt sùi nhỏ lẻ ở âm hộ. Sau khi bôi từ 1 – 3 tiếng phải rửa sạch để đề phòng loét ra phần da lành. Thông thường liều dùng của lại thuốc này là mỗi tuần một lần.
Sử dụng thuốc bôi trong điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai không được bôi vào những nốt sùi ở sâu trong âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, nếu không sẽ rất nguy hiểm vì những đám sùi sẽ chảy máu khó cầm gây lây nhiễm rất đáng sợ.
Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai bằng thuốc bôi cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên cho những cặp vợ chồng bị mắc bệnh sùi mào gà
Để không gặp phải bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai, các cặp vợ chồng mắc bệnh sùi mào gà cần:
Điều trị bệnh dứt điểm ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh đầu tiên. Sau khi điều trị khỏi bệnh các cặp vợ chồng phải tiến hành theo dõi bệnh từ 3 đến 6 tháng. Nếu sau 6 tháng, bệnh không có dấu hiệu tái phát thì người vợ mới nên có thai.
Nếu bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai xuất hiện sau khi có thai chị em cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi mắc bệnh ở giai đoạn này, các đám sùi rất dễ phát triển tại niêm mạc âm đạo, cổ tử cung, tốc độ phát triển của chúng rất nhanh và nguy hiểm. Do đó chị em không nên tác động vào khu vực này.
Khi điều trị sùi mào gà bằng thuốc cần thực hiện theo lời bác sĩ
Các loại thuốc điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Do đó thai phụ cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cần có những hạn chế nhất định để đảm bảo sức khoẻ và nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết nhằm đảm bảo phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Để hạn chế nguy cơ lây bệnh sùi mào gà cho thai nhi, thai phụ được khuyến cáo là nên sinh mổ.
Sau khi sinh khoảng 8 tuần thai phụ cần tiếp tục điều trị bệnh sùi mào gà cho tới khi dứt điểm để hạn chế nguy cơ biến chứng thành ung thư.
PHÒNG TRÁNH SÙI MÀO GÀ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu thực hiện đúng cách. Chuyên gia tiết lộ cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai như sau:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đặc biệt là bộ phận sinh dục nữ. Nên lựa chọn sử dụng dung dịch phụ khoa thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục.
Dùng bao cao su khi quan hệ để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus sùi mào gà từ bạn tình. Tuy nhiên, nữ giới cũng cần nhớ rằng ngoài việc lây lan qua đường tình dục, sùi mào gà còn có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.
Trong quá trình chữa bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
Phụ nữ mang thai cần tăng cường sức đề kháng
Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi giao hợp.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, thực hiện các biện pháp vô trùng vô khuẩn để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh khi bạn mắc bệnh.
Tăng cường sức đề kháng bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường, có hướng xử lý kịp thời và đúng đắn.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai. Hi vọng với những thông tin này chị em đã biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho mình và bé yêu. Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp bạn vui lòng gọi đến hotline 0251 268 2666 hoặc nhấp vào khung chat trực tuyến trong bài viết này để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Dương Quá Căng
Phòng khám sạch sẽ, khám phụ khoa rất tốt, bác sĩ nữ khám riêng lại nhẹ nhàng, tâm lý nên cũng bớt căng thẳng. Ko phải ngồi chờ đợi tốn thời gian như trong bệnh viện công, đi khám 1 bệnh mất cả ngày nghỉ không xong. Tôi sẽ quay lại khám định kỳ tại đây.
Phòng khám đa khoa Lê LợiAdmin
Cảm ơn bạn đã để lại phản hồi tích cực, mọi đóng góp của bạn sẽ giúp rất nhiều cho chúng tôi.
Nguyễn Nguyệt Oanh
Chi phí không quá cao, công khai và minh bạch, khám chữa tại đây tôi thấy đồng tiền mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với những gì tôi được nhận.
Phòng khám đa khoa Lê Lợi Admin
Cảm ơn bạn đã để lại phản hồi tích cực, mọi đóng góp của bạn sẽ giúp rất nhiều cho chúng tôi.